【Quan Trọng】Răng Cấm Có Nhổ Được Không?

Share:
Chào bác sĩ! Em muốn hỏi răng cấm có nhổ được không? Em bị sâu 1 chiếc răng cấm hàm dưới, dạo gần đây hay bị đau nhức và ăn uống gặp rất nhiều khó khăn. Em muốn biết như vậy có nhổ được không? Mong các bác sĩ tư vấn giúp, em cảm ơn nhiều! (Thanh Tuyền, 25 tuổi, Đà Lạt)

Trả lời



Rất cảm ơn bạn Thanh Tuyền đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi, về vấn đề “răng cấm có nhổ được không” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Răng cấm hay còn gọi răng số 6 – là răng giữ chức năng nhai chính trên cung hàm, chỉ mọc duy nhất một lần lúc 6 – 7 tuổi và sẽ tồn tại đến trọn đời. Tuy nhiên, đây lại là một trong những chiếc răng hay phát sinh nhiều vấn đề như sâu răng, viêm nhiễm, gãy, vỡ,… nên gây nhiều đau nhức và khó khăn cho người bệnh.

Trên thực tế, việc bảo tồn răng thật luôn được các bác sĩ đặt lên hàng đầu, đặc biệt là những răng hàm nhai chính, trong đó có răng cấm. Vì thế, nếu chiếc răng này gặp vấn đề, cần được chữa trị và phục hồi gấp. Vậy, răng cấm có nhổ được không?

Răng cấm rất hay bị sâu, viêm nhiễm khi người bệnh không vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Răng cấm chỉ nên tiến hành nhổ khi các biện pháp chữa trị và hồi phục tại nha khoa không thể thực hiện. Nếu vẫn điều trị được thì cần phục hồi ngay, tránh để lâu có thể gây nguy hiểm và phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Trường hợp của bạn Thanh Tuyền, bạn thắc mắc “răng cấm có nhổ được không” khi đang bị sâu một chiếc răng cấm và gần đây xảy ra hiện tượng đau nhức. Nghĩa là mức độ răng sâu của bạn chưa quá nặng, có thể sâu răng chỉ mới tấn công đến ngà nên gây ra việc đau răng khi ăn uống.

Các biện pháp chữa trị sâu răng cấm hiệu quả



Hiện nay, việc chữa trị răng cấm bị sâu được diễn ra khá phổ biến và rất đơn giản thông qua 2 phương pháp là hàn trám răng sâu và bọc răng sứ. Việc răng cấm có nhổ được không sẽ không cần phải thực hiện khi răng có thể điều trị hay phục hồi được.

 Hàn trám răng sâu: Đây là phương pháp chữa răng sâu phổ biến nhất và được áp dụng rất nhiều tại Nha khoa. Khi trám răng, bác sĩ sẽ nạo sạch phần răng bị sâu đen, vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi trám bít lại bằng composite hoặc amalgam. Phần trám răng bị sâu có thể tồn tại lâu dài và chịu được lực ăn nhai tương đối tốt. Tuy nhiên, sau khoảng 2 – 3 năm người bệnh cần trám lại để tránh bị bong tróc.

 Bọc răng sứ: Đây là phương pháp phục hồi sâu răng với trường hợp các răng hàm nhai chính tối ưu nhất. Bởi răng bọc sứ có thể chịu được lực nhai rất tốt, độ bền lâu dài, nếu chăm sóc cần thận có thể tồn tại đến hơn 15 năm hoặc trọn đời. Khi tiến hành bọc sứ, răng sâu sẽ được loại bỏ hoàn toàn các mô răng tổn thương, tiến hành lấy dấu mẫu hàm gửi về labo để chế tác, sau đó bọc kín toàn bộ chiếc răng bị sâu lại.

 Ngoài ra, đối với các trường hợp răng cấm vừa mới chớm sâu, trên răng chưa xuất hiện lỗ sâu đen, các bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng phần vừa bị sâu bằng hỗn hợp dung dịch trong nha khoa để ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của sâu răng.

Nếu răng bị sâu đã phát sinh thêm những bệnh lý nguy hiểm như viêm nha chu, viêm chân răng, nhiễm trùng,… cần chữa trị các vấn đề này trước, bằng cách uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng kỹ theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, sau đó mới tiến hành điều trị răng sâu, để tránh xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Không có nhận xét nào