【Nên Biết】Nước Bọt Có Mùi Hôi Thối - Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Share:
Nước bọt có mùi hôi thối sẽ khiến không ít người bị khó chịu, luôn mang tâm lý e dè khi giao tiếp. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nên bạn cần cẩn trọng nếu mắc phải. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có phương pháp để khắc phục tình trạng nước bọt có mùi hôi thối này.

Nguyên nhân nước bọt có mùi hôi thối



Tình trạng nước bọt có mùi hôi thối thường xuất hiện dễ nhận biết nhất là khi chúng ta bị khô miệng hoặc nước bọt tiết ra quá nhiều trong lúc ngủ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường xuất phát từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài. Cụ thể là:


  •  Các bộ phận trong vòm miệng: lưỡi, màn hầu, niêm mạc miệng, amidan, họng mắc bệnh nào đó hoặc bị viêm.
  •  Tuyến nước bọt tiết ít nước bọt hơn do bị viêm hoặc cơ thể thiếu nước nên không thể rửa trôi được hết các cặn thức ăn.
  •  Viêm nha chu dẫn đến nướu bị chảy máu. Đôi khi tình trạng này xuất hiện lúc bạn đang đánh răng hoặc có 1 chút máu trong nước bọt. Thường thì những ai có cao răng sẽ bị hôi miệng và lâu ngày bị viêm nha chu.
  •  Ăn nhiều thức ăn có mùi: cá, tỏi, hành, nước mắm, hút thuốc lá..
  •  Làm sạch răng không kĩ, thức ăn còn mắc ở trong các kẽ răng.
  •  Tâm lý không ổn định: căng thẳng, quá lo lắng nhiều về vấn đề này.


Cách chấm dứt tình trạng nước bọt có mùi hôi thối



Để khắc phục mùi hôi có trong nước bọt thì bạn cần biết được đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đối với các bệnh liên quan đến các bộ phận trong khoang miệng thì bạn nên chú ý triệu chứng của chúng và có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị nếu mắc phải.

Bạn có thể nhai kẹo singum vị bạc hà để tăng hoạt động của tuyến nước bọt, khử mùi hôi trong miệng trong những lúc cần thiết. Ngoài ra, sau khi ăn xong bạn nên dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, súc miệng sạch với nước và không quên chải răng sau 30 phút.

Để có thể chữa hôi miệng khỏi hẳn thì bạn cần duy trì thói quen chăm sóc răng sạch sẽ mỗi ngày bên cạnh việc khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt là việc lấy cao răng cần thực hiện trước khi chúng gây viêm nha chu. Những vi khuẩn, cặn thức ăn, huyết thanh khi đóng lại tạo thành lớp cao răng bám trên răng.

Cao răng khi gây viêm nướu sẽ khiến các mô nướu không thể bám chắc quanh chân răng, thường xuyên bị chảy máu. Loại máu này đọng ngay ở dưới nướu và có mùi tanh. Vì thế mà nước bọt có mùi hôi thối và hơi thở cũng bị.

Không có nhận xét nào